Van bi có thể được kết hợp với thiết bị truyền động khí nén (van bi khí nén) hoặc thiết bị truyền động điện (van bi điện) để tự động hóa và / hoặc để điều khiển từ xa. Tùy thuộc vào ứng dụng, tự động hóa bằng bộ truyền động khí nén so với bộ truyền động điện có thể có lợi hơn hoặc ngược lại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh hai tùy chọn.
Van bi điều khiển khí nén được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau inox 304, inox 316, thép không rỉ, nhựa UPVC,... sử dụng trong nhiều môi trường khách nhau như nước, khí, gas, xăng, dầu, hóa chất ăn mòn cao, axit, bazo,... sản phẩm bảo hành 12 tháng.
Hình 1 là một ví dụ về sự kết hợp van bi và bộ điều khiển khí nén
*Mời các bạn xem video cấu tạo bộ điều khiển khí nén
- Van được nối với đường ống bằng mối nối ren ở size nhỏ hoặc nối bích đối với van có kích thước lớn, giữ các mặt bích của van và đường ống tương sứng với nhau và luôn có đệm làm kín ở giữa.
- Các bulong đai ốc phải được siết từ từ và theo mặt phẳng, lưu ý xiết các lỗ bích đối diện nhau thay đổi để tăng khả năng kín tuyệt đối.
- Với mối nối ren thì ren cần theo cùng tiêu chuẩn về nối ren giữa van và đường ống.
- Vặn van chỉ được thực hiện theo đúng chiều trên mặt siết, tránh sử dụng kìm hoặc móc để tránh gây hư hại cho lớp sơn bên ngoài,không được kẹp thân van, vặn bên nào thì kẹp bên đó đối với van bi 2 thân.
- Khi vặn ốc và phụ tùng siết vừa phải vì quá lực như thế có thể sẽ làm gẫy ốc & oằn thân van, trong giai đoạn lắp đặt không được dùng van để đỡ ống.
- Ngoại trừ trường hợp cần thiết không được tháo dỡ các bộ phận.
Mời các bạn xem video để hiểu hơn về cách lắp đặt van bi điều khiển khí nén
- Sự cố sảy ra thường là kẹt bi van do một thời gian lâu không điều khiển nên giữu trục van và thân van có thể sẽ bị bó gây khó khăn trong quá trình vận hành,van cũng thường hay bị rò rỉ phần trục van do quá trình làm việc nhiều tạo ra sự mài mòn sự kín khít giữa phần làm kín và trục van, thân van, viên bi không đảm bảo.
- Để tránh các trường hợp trên thì chúng ta cần :
+ Người phụ trách vận hành van phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các van.
+ Thường xuyên lau chùi ngoài van tránh các bụi bẩn bám lại ảnh hưởng đến quá trình vận hành của van, tra dầu mỡ thêm định kỳ vào các vị trí cần thiết (3-6 tháng 1 lần) để van điều khiển trơn tru.
Dưới đây là 1 số phụ kiện đi kèm cùng với van để giúp van đạt được hiệu quả cũng như đạt được các mục đích sử dụng cao nhất trong các ứng dụng.
Van điện từ khí nén 3/2 hay van điện từ 3/2 đây đều là tên gọi của 1 loại van đó là loại van có 3 cửa và 2 vị trí, loại này được điều khiển chủ yếu bằng cuộn coil điện từ.
Van có chức năng đóng mở và xả (1 cổng vào, 1 cổng ra, 1 cổng xả), chỉ sử dụng hơi khí nén, thường được dùng để điều khiển xi lanh khí nén cho các loại van công nghiệp trong tự động như: Van bi khí điều khiển bằng khí nén, van bướm điều khiển bằng khí nén.
Đặc điểm của nó với giá thành rẻ thiết kế nhỏ gọn trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt lên được lựa chọn sử dụng rất nhiều.
Bộ hiển thị đóng/mở van có tên tiếng anh là Limit switch box là thiết bị được lắp với các van điều khiển khí nén như: Van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén,...
Tác dụng của nó là giúp người sử dụng có thể quan sát tình trạng đóng mở của cánh van khí lắp trên đường ống. Ngoài ra nó còn gửi tín hiệu về tủ điện điều khiển để thông báo trạng thái của van.
Cùng với van điện từ khí nén và bộ điều khiển van khí nén tuyến tính - Positioner, là những thiết bị không thiể thiếu trong hệ thống van khí nén tuyến tính điều tiết lưu lượng. độ hiển thị đóng mở van.
Việc sử dụng sản phẩm này là cần thiết vì nó giúp người sử dụng có thể kiểm tra trạng thái của van một cách dễ dàng khi đường ống ở xa, những vị tí cao hoặc bi che khuất.
Lắp đặt nó lại càng dễ dàng không cần đến 1 thiết bị tháo lắp đặc biệt nào cả cùng với đó là giá thành rẻ giúp sản phẩm trở lên thông dụng.
Giải thích một cách đơn giản thì Positioner hay bộ điều khiển van khí nén tuyến tính là một bộ phận trong hệ thống điều khiển lưu lượng của chất lỏng đi qua đường ống.
Một hệ thống điều khiển dòng chất lỏng trong đường ống gồm 03 thiết bị cơ bản đó là Positioner + van điều khiển và đầu điều khiển khí nén (Actuator).
Bộ điều khiển van khí nén tuyến tính - Positioner là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp cơ bản. Trong các nhà máy có sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu như nước, dầu, Gas.
Các nguyên liệu này được điều khiển lưu lượng một cách chính xác theo chủ ý của người điều khiển, đây là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền chế tạo ra nhiều sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp phục vụ đời sống con người.
Là một trong những thiết bị điều khiển chính xác nên quá trình điều khiển có tiếp nhận và phản hồi tín hiệu sao cho vị trí của van được chính xác nhất.
Bộ lọc khí nén là 1 thiết bị không thể thiếu trong các đường ống khí nén không khí của máy nén. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống khí nén.
Bộ lọc khí nén chó chức năng lọc, tách nước và bụi bẩn ra khỏi khí nén để đảm bảo an toàn cho đường ống và các thiết bị đằng sau hoạt động chơn chu. Ngoài ra bộ lọc khí nén còn có thể chỉnh áp suất khí nén trong đường ống để ổn định cho các thiết bị đằng sau sử dụng.
Sản phẩm đặc biệt được sử dụng cho các ngành công khiệp van điều khiển khí nén như van bi điều khiển khí nén và van bướm điều khiển khí nén. Được lắp trước nguồn cung cấp khí nén cho đầu điểu khiển khí nén( xilanh khí nén) để điều khiển đóng mở van.
Mời các bạn xem thêm: Cấu tạo van bi điều khiển khí nén
Địa chỉ: Số 25, Liền Kề 13, Khu Đô Thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
VP Phía Nam: 117, Quốc Lộ 1A, Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM
Mã số thuế: 0103463024
STK: 111 249 195 680 14 - Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam CN Hà Nội
Email: trongkhanh@tuanhungphat.vn
Hotline: 0865909568