Van điện từ có tên gọi tiếng anh (solenoid valve) là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong khu công nghiệp và dân dụng. Từ các hệ thống đường ống lớn trong các nhà máy đến các hệ thống đường ống tưới cây và trong các hộ gia đình.
Thiết bị này đôi khi thì chúng cũng gặp một vài sự cố không mong muốn trong quá trình làm việc, Chẳng hạn như: van đóng không kín, van gặp sự cố không đóng hoặc không mở, van nóng bất thường…vv.
Trong bài rưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự cố và cách khắc phục sự cố van điện từ đóng không kín.
- Tại trong quá trình sử dụng các dòng van điện từ thường hay xảy ra các hiện tượng là van đóng không được kín (không đóng hoàn toàn), dòng lưu chất vẫn có thể đi qua van mặc dù khi đó van đang ở trạng thái đóng.
- Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản do mình đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế qua các lần đi bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng van điện từ cho nhiều khách hàng khác nhau.
- Lắp đặt van điện từ không đúng cách.
- Chênh lệch áp lực do dòng lưu chất chảy ngược lại
- Do lò xo của van bị liệt, không còn tính đàn hồi.
- Màng van bị xước mạnh hoặc rách
- Màng van bị kênh do đá, sỏi, các chất cặn bã lẫn trong dòng lưu chất đi qua van
- Thành van bị ăn mòn.
Bài viết sau đây chúng ta cùng giải quyết những vấn đề ở trên
Đầu tiên để công tác khiểm tra và khắc phục các sự cố của van cần được tiến hành một cách an toàn, chúng ta cần ngắt nguồn điện được cấp cho hệ thông và tắt dòng chảy của lưu chất đi qua van.
Cần phải lắp đặt van đúng cách: Thông thường thì dòng van điện từ phải được lắp đặt theo chiều mũi tên là hướng của dòng chảy. Mũi tên này được đúc trên thân van và thường được ký hiệu là NI là chiều vào của dòng chay còn OUT là chiều ra của dòng chảy.
Dòng van này cần phải được lắp đặt theo chiều thẳng đứng với cuộn dây điện từ hướng lên trên như trong hình. Nếu lắp đặt sai chúng ta có thể tháo van ra và lắp đặt lại cho đúng.
Các bạn có thể xem thêm bài “Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì van điện từ đúng cách” để biết rõ hơn về cách lắp đặt van điện từ chuẩn nhất.
Chênh lệch nguồn áp suất do lưu chất chảy ngược: Khi áp suất của hệ thống đường ống có dòng lưu chất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào thì hiện tượng chảy lưu chất ngược dòng sẽ diễn ra, và dẫn đến hiện tượng van đóng không được kín hoặc không thể đóng van lại được.
Để khắc phục vấn đề này thì chúng ta chỉ cần lắp thêm một cái van một chiều ngay đầu ra của van điện từ.
Lò xo bị liệt: Trong quá trình sử dụng van lâu dài thì lò xo trong các dòng van điện từ (van điện từ thường đóng) có thể bị liệt, khi đó sẻ xảy ra hiện tượng ko có lực đàn hồi hoặc lực đàn hồi không đủ để đẩy đĩa van đóng kín.
Để sử lý các vấn đề này thì chúng ta cần phải tháo van ra và thay lò xo cùng loại. Tuyệt đối không được sử dụng các kéo giãn lò xo ra vì sẽ gây ra tình trạng van điện từ sẽ ko mở được hoặc mở van ko hoàn toàn.
Màng của van bị rách: Màng của van điện từ thường được chế tạo từ các chất liệu mềm có độ đàn hồi tốt như cao su EPDM. Nhược điểm của loại vật liệu này là có độ bền không được cao, nên màng van có thể bị rách do các vật rắn trong dòng lưu chất áp suất cao hoặc rách do cường độ làm việc cao và hoạt động trong một khoảng thời gian dài.
Chúng ta có thể mua màng van điện từ mới để thay thế. Tuy nhiên thì trên thị trường Việt Nam rất hiếm đơn vị cung cấp lẻ màng van mà chúng ta phải thay thế cả bộ.
Màng van bị kênh: Đối với những dòng lưu chất không sạch, có chứa các tạp chất rắn như đá, sỏi… tình trạng màng bị kênh, bị kệt thường dễ sảy ra.
Để có thể khắc phục vấn đề này thì chúng ta cần phải tháo van ra để vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ những cặn bã, tạp chất và điều quan trọng nhất là, lắp thêm một cái Y-lọc trước van điện từ. Toàn bộ những tạp chất lẫn trọng dòng lưu chất sẽ được giữ lại ở phần Y-lọc.
Thành van bị ăn mòn: Do thời gian sử dụng van lâu dài thì dẫn đến tình trạng thành lỗ van nơi tiếp xúc với màng van, sẽ bị ăn mòn cơ học hoặc bị ăn mòn hóa học, sẽ tạo ra những đường rãnh sâu, tạo ra các khe hở hoặc lỗ hổng dẫn đến màng van đóng không được kín gây dò dỉ dòng lưu chất qua van.
Để khắc phục tạm thời trường hợp này thì chúng ta có thể hàn đắp lên các khe rãnh. Phần lớn thì trong trường hợp này chúng ta nên mua van mới để đảm bảo ko bị trục trặc khi sử dụng van.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài “Hướng dẫn cách chọn mua van điện từ đúng mục đích sử dụng” Để có thể trọn cho hệ thống của mình một sản phẩm phù hợp nhất.
Van điện từ là một loại thiết bị được sử dụng để kiểm soát dòng lưu chất hoặc khí lưu thông trong hệ thống đường ống. Nó thường được cung cấp năng lượng điện từ trong một cuộn dây.
Loại van này rất hữu ích trong việc chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học, và chúng có nhiều kiểu khác nhau, cụ thể là van hai ngả, ba ngả và bốn ngả.
Van hai ngả có hai cổng, đầu vào và đầu ra. Van ba ngả cơ bản được thiết kế đặc biệt để vận hành xi lanh và van điều khiển hoạt động bằng khí nén. Van điện từ thường được làm bằng inox, nhựa và đồng
Dưới dây là một số lỗi thường gặp ở van điện từ
Dòng van điện từ có thể không mở do mất điện, áp suất không đồng đều, đấu sai điện áp, bụi bẩn dưới màng van, bị ăn mòn, các thành phần bị thiếu hoặc cuộn dây điện từ bị cháy.
Tuy nhiên thì nó có rất nhiều nguyên nhân, bạn phải cố gắng thu hẹp những vấn đề để khắc phục nó một cách nhanh nhất có thể. Các bộ phận quan trọng nhất của van mà bạn cần phải đánh giá trong quá trình này là: Nguồn điện, màng van, lò xo màng, điều chỉnh lưu lượng, cổng đầu vào vàc cổng đầu ra của van.
Mỗi khi dòng van điện từ đóng hoặc mở, bạn có thể nghe thấy tiếng tạch tạch (rè rè), hoặc trong các trường hợp khác, có thể có âm thanh ù ù khi van hoạt động đóng/mở. Những nguồn âm thanh này có thể là do sự chênh lệch áp suất đầu vào hoặc đầu ra bên trong hệ thống đường ống. Do hiện tượng búa nước khi dòng chất lỏng có áp suất lớn đi qua lúc mở van.
Lắp đặt đường ống chữ T có thể giúp van hoạt động giảm tiếng ồn và giảm tác động. Bạn cũng có thể tăng kích thước của hệ thống đường ống để giảm áp lực. Tăng kích thước đường ống cũng là một cách hay để giảm áp lực đầu vào cho các van.
Các cuộn dây có thể sảy ra hiện tượng bị cháy hay nóng chảy. Những vấn đề cuộn dây này có thể được gây ra bởi đoản mạch, nguồn điện áp sai và nhiệt độ môi trường làm việc quá cao.
Để tránh việc cung cấp sai nguồn điện áp, chúng ta cần kiểm tra tính tương thích của điện áp của cuộn dây với nguồn điện AC hoặc DC.
Kiểm tra độ ẩm bên trong van và thay thế khi cần thiết, chúng ta nên lắp đặt van điện từ ở những nơi thông thoáng để nhiệt độ của cuộn coil có thể tỏa ra môi trường xung quanh một cách đơn giản, dễ dàng
Bảo dưỡng dòng van điện từ liên quan đến việc thay thế một số bộ phận bị mòn và đảm bảo các bộ phận sạch sẽ và không có mảng bám. Như với bất kỳ các thiết bị cơ khí nào, việc bảo trì và bảo dưỡng van điện từ có thể kéo dài tuổi thọ sản phẩm và đảm bảo hoạt động ổn định.
Bộ dụng cụ để mở van điện từ như: Cờ lê, tuốc nơ vít, mỏ lết răng, băng tăn (cao su non), dây điện... và một số thiết bị khác.
Bộ dụng cụ thay thế cho dòng van điện từ có thể được mua từ nhà sản xuất. Chúng thường chứa: vòng chữ O thay thế, lò xo, pít tông, màng van và một loạt thành phần liên quan khác. Hãy chắc chắn một điều rằng bộ thay thế phù hợp với van cụ thể.
Dưới đây là các bước cơ bản để có thể bảo dưỡng van điện từ.
Đầu tiên thì chúng ta cần ngắt kết nối nguồn điện và giảm áp suất trong hệ thống đường ống.
Kiểm tra cuộn coil xem có vết nứt nào trong quá trình sử dụng van hay không. Trong môi trường ẩm ướt hoặc, có thể hơi ẩm xâm nhập vào cuộn dây, dẫn đến tình trạng hỏng van.
Các điểm được kết nối với cuộn dây cũng cần được kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay ăn mòn gì không. Không bao giờ cấp nguồn cho cuộn dây AC mà không đảm bảo rằng cuộn dây được lắp đặt đúng cách tránh tình trạng dẫn đến hiện tượng chập cháy không đáng có.
Khi cuộn dây được tháo ra, chúng ta tiếp tục tháo nắp van bằng cách tháo lỏng dần 4 ốc vít trên nắp van.
Việc chúng ta tháo nắp van ra khỏi thân van sẽ làm lộ ra các bộ phận bên trong của van. Bao gồm pít tông, lò xo, vòng chữ O, màng van. Chúng nên được kiểm tra và thay thế khi các phần cần thiết.
Các vòng cao su làm kín van chúng có thể bị phồng, nứt hoặc đứt gãy, các lò xo nên được kiểm tra theo định kỳ bởi chúng có thể bị mòn hoặc bị hỏng, cần được thay thế.
Đối với các dòng van điện từ phức tạp hơn thì chúng sử dụng màng chắn, pít-tông, ống cuốn và đòn bẩy, phải luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng cụ thể của nhà sản xuất.
Khi tất cả các bộ phận cần thiết của van được thay thế và các cặn, bã được loại bỏ, hãy lắp các bộ phận theo hướng dẫn của nhà sản xuất và gắn lại cuộn dây. Không nên cấp lại nguồn điện cho đến khi được xác nhận rằng tất cả các bộ phận của van được lắp đặt một chính xác.
Nhà sản xuất van điện từ luôn là nguồn kiến thức tốt nhất về một sản phẩm cụ thể khi đưa ra thị trường. Các kỹ sư của nhà sản xuất được đào tạo để không chỉ hiểu được các hoạt động của sản phẩm công ty mà còn cả hoạt động của các sản phẩm trong các ứng dụng trên tất cả các ngành công nghiệp khác.
Vì vậy, các câu hỏi cụ thể về thời điểm sửa chữa, thay thế, hoặc cách bảo trì dòng van điện từ đúng cách được giải quyết tốt nhất cụ thể nhất chúng ta nên thông qua nhà sản xuất.
Có thể bạn quan tâm đến “Hướng dẫn cách lắp đặt van bướm điều khiển bằng điện”
Địa chỉ: Số 25, Liền Kề 13, Khu Đô Thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
VP Phía Nam: 117, Quốc Lộ 1A, Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM
Mã số thuế: 0103463024
STK: 111 249 195 680 14 - Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam CN Hà Nội
Email: trongkhanh@tuanhungphat.vn
Hotline: 0865909568